Chiến lược Marketing

KIẾN THỨC NỀN VỀ DIGITAL MARKETING THỰC CHIẾN A – Z

DIGITAL MARKETING

Digital marketing thực chiến

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về thuật ngữ Digital Marketing. Nhưng với riêng tôi, tôi muốn bạn hiểu một cách ĐƠN GIẢN + GHI NHỚ về sau (nên sẽ giải thích hơi dài xíu nhé). Để dễ dàng cảm nhận về nó nhất, chúng ta nên tách đôi 2 từ này ra sẽ dễ định nghĩa cảm nhận hơn.

“Digital” là gì? Hiểu nôm na Digital là KỸ THUẬT SỐ (trong hoạt động marketing thì từ kỹ thuật số được xem như là những gì liên quan đến CÔNG NGHỆ, CÔNG NGHỆ SỐ, ONLINE, INTERNET,…). Thực tế dịch nghĩa từ Tiếng Anh sang Việt sẽ rất sát nghĩa, nhưng chúng ta hiểu sơ sơ là thế đã. Và “Marketing” là gì? MARKETING là một từ khóa rất quen thuộc với tất cả chúng ta, nhưng nói thật để định nghĩa ĐÚNG nó thực sự khó ác.

Vậy Digital Marketing là gì? Ghép lại 2 từ trên DIGITAL + MARKETING, chúng ta hiểu nôm na nó là hoạt động MARKETING VỚI NỀN TẢNG SỐ. Đi vào phần Digital Marketing gồm những gì chúng ta sẽ dễ hiểu hơn nền tảng số bao gồm những gì?

Digital Marketing bao gồm những gì?

Giải nghĩa từng hoạt động:

  • Search Engine Marketing (SEM)
    • Search Engine Optimization (SEO)
    • Paid search (Google Ads, Bing Ads…)
  • Social Media Marketing
    • Organic social media marketing
    • Paid social media advertising
  • Email Marketing
    • Xây dựng Database email
    • Chiến dịch email marketing
  • Content Marketing
    • Tạo nội dung hấp dẫn trên các kênh digital
    • Video Marketing
    • Podcast
  • Mobile Marketing
    • Quảng cáo trên các ứng dụng di động
    • SMS marketing
  • Display Advertising
    • Banner ads
    • Retargeting
  • Affiliate Marketing
    • Đào tạo và quản lý đội ngũ Affiliates
  • Marketing tự động (Marketing Automation)
    • Chatbot marketing
    • Lead nurturing

Mà thực ra: ae nên tự search Google tìm hiểu thêm. Khá nhiều post về nó…

Tầm quan trọng của Digital Marketing?

KIẾN THỨC NỀN VỀ DIGITAL MARKETING THỰC CHIẾN A - Z

Xét theo thị trường Việt Nam để chúng ta dễ cảm nhận hơn, nếu là 10-20 năm trước thì nó cũng không quan trọng lắm đâu. Nhưng 10 năm trở lại đây, mà mạnh mẽ hơn là 5 năm gây đây. Nó như là PHẦN RẤT QUAN TRỌNG của mọi doanh nghiệp. Chúng ta không phải trả lời câu hỏi, có nên triển khai digital marketing hay không nữa, mà câu hỏi quan trọng lúc này là NÊN TRIỂN KHAI NÓ NHƯ THẾ NÀO ĐỂ HIỆU QUẢ? (câu này nghe của anh chuyên gia nào đấy, khá lâu rồi).

Tại sao lại thế? Việt Nam chúng ta là nước có INTERNET rất phát triển (mạng mạnh rẻ, wifi miễn phí), DÂN SỐ ĐÔNG (~100 triệu dân), tỷ lệ GIỚI TRẺ nhiều (trung bình 28 tuổi), số lượng dùng SMARTPHONE cao, số lượng dùng INTERNET CAO (trên 60 triệu), thời gian ONLINE CAO, và hầu hết xuất hiện KHÁ TẬP TRUNG ở một số kênh như: Google, Facebook, Youtube các social khác. Khá thuận lợi để TIẾP CẬN khách hàng tiềm năng trên môi trường này.

Rõ ràng kênh Offline hiệu quả, nhưng kênh ONLINE đã sẽ còn là XU HƯỚNG trong 5-10 năm tới. Với kênh tiếp cận Digital Marketing, sẽ khá thuận lợi để giúp chúng ta:

  • Không còn rào cản về địa lý (thế giới phẳng)
  • Có thể tiếp cận được số lượng khách hàng nhiều hơn
  • Truyền tải thông tin đa dạng, đầy đủ chi tiết hơn
  • Phù hợp với đa số các lĩnh vực quy mô khác nhau
  • Xây dựng phễu mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng
  • Dễ dàng xây dựng thương hiệu doanh nghiệp thương hiệu cá nhân
  • Dễ dàng thu data/phễu chăm sóc lại khách hàng
  • Chi phí rẻ nếu triển khai hiệu quả (và cũng có nguy cơ ngược lại, nội dung này mình sẽ nói rõ hơn ở phía sau)
  • Cá nhân hóa đối tượng khách hàng với một số kênh tiếp cận khi có database
  • Triển khai nhanh, có kết quả nhanh. (mà cũng có nguy cơ sml nhanh. kaka)
  • Có nhiều lựa chọn để tiếp cận từng phân khúc khách hàng, không bị hạn chế như hoạt động Offline Marketing

Triển khai digital marketing với doanh nghiệp smes như thế nào?

KIẾN THỨC NỀN VỀ DIGITAL MARKETING THỰC CHIẾN A - Z

Với những doanh nghiệp ở tỉnh thành lớn như tp. HCM HN, việc triển khai kênh Digital Marketing diễn ra khá phổ biến. Tuy nhiên ở các tỉnh lẻ thì Digital Marketing với đa số mọi người chỉ dừng ở BIẾT chứ chưa thực sự nghiêm túc triển khai. Nhất là nhóm doanh nghiệp có chủ doanh nghiệp thuộc (7x, 6x,…).

Để trả lời câu hỏi này không hề dễ, vì nó còn phụ thuộc vào từng CẤP ĐỘ của người triển khai.

Từng trường hợp triển khai digital marketing như thế nào?

  • Với những newbie chưa biết gì, nhưng có lợi thế nhạy công nghệ sẽ khác (nhạy công nghệ được hiểu là những bạn va chạm internet, sử dụng socail, thiết bị smartphone, máy tính, các công cụ,… khá thường xuyên)
  • Với những newbie cầm chuột máy tính vẫn còn khó khăn sẽ khác
  • Với những người đã từng triển khai, biết tương đối sẽ khác
  • Với doanh nghiệp có nền tảng offline sẵn
  • Với doanh nghiệp mới thành lập
  • Với doanh nghiệp kết hợp Digital Marketing với Offline
  • Với từng ngành nghề, sản phẩm, phân khúc khách hàng,…

Từng trường hợp ở trên mình liệt kê ra, đều sẽ có cách tiếp cận triển khai digital marketing khác nhau. Tuy nhiên, trong nội dung này mình sẽ cố gắng truyền tải những KEYWORDS theo hướng chung chung và mong rằng nó sẽ phù hợp.

Quy trình 7 bước triển khai digital marketing hiệu quả

Bước 1: Khảo sát, đánh giá hoạt động của doanh nghiệp hiện tại

  • Review những nền tảng cũ
  • Hỏi – đáp với chủ doanh nghiệp (nắm rõ mục đích kỳ vọng)

Bước 2: Xác định các nguồn lực để triển khai Digital Marketing

  • Nhân sự: ai là người thực hiện?
  • Tài chính: chúng ta có bao nhiêu tiền mỗi tháng để trienr khai hoạt động này
  • Nền tảng trước đây?

Bước 3: Lên plan sơ bộ chọn kênh triển khai

  • Nhân sự, tài chính,…
  • Nghiên cứu thị trường đối thủ
  • Xác định chân dung khách hàng
  • Lựa chọn kênh triển khai phù hợp
  • Content marketing (bài viết, hình ảnh, thông điệp,…)
  • Checklist chi tiết cho từng hoạt động
  • KPIs, Mục Tiêu

Bước 4: Xác định những lợi thế KHÁC BIỆT

  • Đây là yếu tố quan trọng để cạnh tranh

Bước 5: Thực thi từng bước một

  • Triển khai mạnh mẽ với từng checklist, kpi đã đề ra
  • Ở bước này cố gắng làm HIỆU SUẤT nhất có thể để mang lại kết quả, ít tốn nguồn lực chi phí (nếu không sẽ rất dễ sml)

Bước 6: Đo lường tối ưu, mở rộng sau đó

  • Đo lường nền tảng đạt được (phễu, reach, traffic, leads,…)
  • Đo lường chuyển đổi về THƯƠNG HIỆU BÁN HÀNG
  • Duy trì tốt các kênh đang triển khai
  • Mở rộng kênh tiếp cận mới để tăng hiệu quả khi đã làm tốt 1-2 kênh đầu tiên
  • Mở rộng phân khúc khách hàng

Bước 7: Luôn luôn update, cải tiến làm tốt hơn NGÀY HÔM QUA! Tại sao Slogan của Cộng Đồng Digital Marketing lại là NEVER STOP LEARNING. Vì đây chính xác là hoạt động rất rộng thay đổi cực kỳ nhanh, song song đó là sự cạnh tranh rất khốc liệt. Vì thế chúng ta phải liên tục update để cải tiến, làm tốt hơn chính mình của ngày hôm qua. Có như thế kết quả tốt đẹp mới CỘNG HƯỞNG theo thời gian được…

Trở thành một digital marketer có khó không?

Rõ ràng đây là một công việc HẤP DẪN, nhưng cũng đầy thử thách. Càng nhiều người quan tâm muốn làm nó càng thể hiện độ hot của nó, tuy nhiên kèm theo đó cũng là sự cạnh tranh rất khốc liệt.

Để trở thành một digital marketer, chúng ta cần một số tố chất sau:

  • Không cảm thấy chán ghét với công việc phải cắm mặt vào máy tính
  • Không chỉ làm việc 6-8h nhàn hạ như một số công việc khác, một digital marketer muốn giỏi phải cày nhiều hơn thế.
  • Đây là công việc không nhẹ đầu không có xu hướng lặp đi lặp lại như một số việc khác. Chúng ta cần SÁNG TẠO liên tục, đổi mới khối lượng việc ĐỘNG NÃO
  • Não bộ vận động nhiều đồng nghĩa với việc bạn sẽ gặp nhiều stress. Chúng ta cần chịu áp lực cao

==> Không dễ như mọi người vẫn nghĩ. Nhưng sẽ dễ với ai đó có đam mê chịu khó CÀY, học làm liên tục để tiến bộ từng ngày. Nâng cao năng lực theo thời gian gắn bó với hoạt động này.

Hoạt động Offline Marketing

Trong một thế giới ngày càng bị chi phối bởi công nghệ số, hoạt động Offline Marketing vẫn giữ được vị trí quan trọng của mình trong chiến lược tiếp thị tổng thể. Đặc biệt, đối với những doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) tại Việt Nam, hoạt động Marketing truyền thống không chỉ tạo cơ hội để tiếp cận khách hàng mà còn giúp xây dựng mối quan hệ mật thiết hơn với cộng đồng. Bài viết này sẽ khám phá cách triển khai hiệu quả các hoạt động offline marketing cho SME.

Lợi ích của Offline Marketing trong bối cảnh hiện nay

Offline Marketing tuy có phần hạn chế so với digital marketing, nhưng lại có những ưu điểm nổi bật mà không dễ dàng thay thế.

Tăng cường mối quan hệ cá nhân

Vì Offline Marketing diễn ra trực tiếp, nó cho phép doanh nghiệp tương tác với khách hàng một cách chân thực và tự nhiên. Khi tổ chức các sự kiện địa phương như hội chợ hoặc triển lãm, doanh nghiệp không chỉ trưng bày sản phẩm của mình mà còn tạo cơ hội cho khách hàng trải nghiệm dịch vụ, sản phẩm một cách trực tiếp.

Mối quan hệ cá nhân này có thể dẫn đến lòng trung thành từ khách hàng. Một nụ cười hay lời hỏi thăm chân thành trong một bữa tiệc thương mại có thể khiến khách hàng cảm thấy thân thuộc và muốn quay lại. Việc tương tác mặt đối mặt cũng tạo nên độ tin cậy lớn hơn so với việc chỉ giao tiếp qua màn hình máy tính.

Đảm bảo thương hiệu trở nên dễ nhớ hơn

Các hoạt động Offline Marketing như phát tờ rơi, quảng cáo trên báo chí hay thậm chí là quảng cáo ngoài trời thường tạo ấn tượng mạnh về thương hiệu. Những biển quảng cáo to lớn bên đường hay phân phát tài liệu ở nơi đông người làm cho thông điệp thương hiệu dễ dàng ghi nhớ hơn trong tâm trí khách hàng.

Tâm lý con người thường bị thu hút bởi những hình ảnh và trải nghiệm vật lý. Do đó, nếu doanh nghiệp có thể kết hợp giữa thiết kế bắt mắt và nội dung ý nghĩa, thương hiệu của họ sẽ dễ dàng được ghi nhớ lâu dài.

Khả năng tiếp cận khách hàng đặc thù

Một trong những lợi ích lớn nhất của Offline Marketing là khả năng tiếp cận được tầng lớp khách hàng mà chưa quá quen thuộc hoặc chưa có nhiều kỹ năng sử dụng internet. Điều này đặc biệt đúng với nhóm khách hàng lớn tuổi hoặc sống ở vùng sâu vùng xa — những người có thể không bao giờ tìm thấy thông tin về sản phẩm/dịch vụ trên mạng.

Việc mang sản phẩm ra ngoài và tiếp xúc trực tiếp tạo ra cơ hội lớn cho SMEs có thể tiếp cận và phục vụ các nhóm khách hàng độc đáo mà họ không nghĩ đến trước đó.

Các kênh Offline Marketing phổ biến

Có nhiều phương pháp khác nhau mà doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể áp dụng để chạy chiến dịch Offline Marketing hiệu quả.

Tổ chức sự kiện và hội nghị

Sự kiện và hội nghị thường là cách tuyệt vời để phát động quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ mới. Doanh nghiệp có thể mời khách hàng tham gia vào những buổi lễ chính thức, trong đó họ không chỉ có được thông tin về sản phẩm mà còn có thể tham giá trải nghiệm thú vị hơn nữa, như tương tác trực tiếp với nhân viên và chuyên gia trong ngành.

Điều này không chỉ tạo cơ hội cho doanh nghiệp để trình bày sản phẩm của mình mà còn cho phép họ lắng nghe phản hồi từ khách hàng ngay lập tức. Sự gần gũi sẽ giúp doanh nghiệp nắm rõ hơn nhu cầu và mong muốn của thị trường, từ đó cải tiến sản phẩm và dịch vụ.

Quảng cáo trực tiếp qua in ấn

Dù đã có rất nhiều loại hình quảng cáo trực tuyến, nhưng quảng cáo qua in ấn như tờ rơi, brochure hoặc catalogue vẫn được ưa chuộng. Những tài liệu này có thể được fonhf phối ở các địa điểm kinh doanh, hội chợ hoặc phân phát tại các sự kiện đặc biệt.

Một tài liệu chất lượng không chỉ giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của bạn mà còn chứng tỏ sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp mình. Hơn nữa, tờ rơi hoặc brochure có thể dễ dàng được chia sẻ theo cách truyền miệng, mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng.

PR và truyền thông

Triển khai PR chính là một cách giúp tăng cường độ nhận diện thương hiệu cho những doanh nghiệp nhỏ. Thông qua việc phát hành thông cáo báo chí hoặc giới thiệu về các sản phẩm mới trên báo chí, doanh nghiệp có thể lan tỏa thông tin một cách nhanh chóng đến đông đảo khách hàng mà không cần phải đầu tư quá nhiều ngân sách.

PR cũng giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh tích cực trong mắt khách hàng và cộng động, qua đó nuôi dưỡng lòng tin với thương hiệu.

Kết luận

Nói chung, hoạt động Offline Marketing vẫn đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu và tăng cường mối quan hệ với khách hàng, đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam. Dù thời đại công nghệ hiện đại đang lên ngôi, nhưng không có nghĩa rằng các phương thức tiếp thị truyền thống đã hết giá trị. Ngược lại, khi được combine khéo léo với digital marketing, chúng hoàn toàn có thể tạo nên sức mạnh lớn hơn bao giờ hết. Với sự sáng tạo và chuẩn bị chu đáo, SMEs có thể tận dụng tối đa cơ hội từ cả hai lĩnh vực.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *